Việc kiêng cữ sau phun xăm môi là điều mà các chị em hết sức quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lên màu sau đó. Vậy sau xăm môi ăn rau muống có sao không? Những loại rau nào nên ăn và không nên ăn sau xăm môi? Hãy cùng MediCare Clinic tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.
Danh mục bài viết
Xăm môi ăn rau muống có sao không?
Rau muống là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt và cũng là một trong những loại thực phẩm không nên ăn sau xăm môi. Vậy sau xăm môi ăn rau muống có sao không?
Nếu ăn rau muống ngay sau xăm môi thì nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Hoạt chất Madecassol có trong rau muống sẽ làm thúc đẩy bao xơ phát triển mạnh mẽ hơn bình thường. Từ đó dẫn đến các vết thương không tự lành theo cơ chế tự nhiên dẫn đến hiện tượng loang lổ, không đều màu môi.
Bên cạnh đó, rau muống còn là nguyên nhân khiến cho collagen tăng nhanh, làm thúc đẩy quá trình làm lành vết thương mạnh hơn. Do đó ăn rau muống sau xăm môi dễ để lại biến chứng, làm cho kết quả sau phun xăm không được đạt như ý.
Xăm môi kiêng rau muống bao lâu?
Rau muống là một món ăn khoái khẩu của nhiều người nên khi kiêng khem sau xăm môi cũng làm cho nhiều người tiếc nuối. Do đó thời gian sau xăm môi kiêng rau muống bao lâu là điều mà nhiều người muốn biết.
Thời điểm cần phải tuyệt đối kiêng rau muống là khi vừa mới xăm môi xong, thường kéo dài khoảng 10 ngày sau đó. Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như cách chăm sóc mà thời gian kiêng rau muống có thể kéo dài lâu hơn 10 ngày.
Tuy nhiên khoảng thời gian 10 ngày chỉ là một mức thời gian chung được đúc kết từ việc theo dõi quá trình hồi phục của nhiều chị em sau phun xăm môi tại MediCare Clinic. Cụ thể hơn, bạn hãy đợi cho đến khi vết thương lành hẳn, hết sưng, đau, bong hết vảy và lên màu chuẩn thì mới nên ăn rau muống trở lại.
Xem thêm:
- Sau phun môi kiêng hải sản bao lâu? Lỡ ăn hải sản có sao không?
- Xăm môi có ăn được cá không? Loại nào nên ăn và không nên ăn?
Lỡ ăn rau muống sau phun môi có sao không?
Sau khi đã biết xăm môi ăn rau muống có sao không thì nhiều chị em cảm thấy lo lắng nếu lỡ chẳng may ăn phải rau muống thì sao. Hoặc trường hợp có nhiều chị em không hề biết về việc cần kiêng rau muống sau xăm thì sẽ như thế nào?
Tuy theo lý thuyết là chúng ta không nên ăn rau muống sau xăm môi nhưng nếu lỡ ăn phải một lượng nhỏ thì sẽ không gây ra những tác động quá tiêu cực đến môi. Lúc này bạn hãy quan sát và theo dõi những phản ứng của cơ thể ngay sau đó.
Nếu bạn cảm thấy ngứa hoặc xuất hiện những mảng da bất thường trên môi thì hãy liên hệ ngay với chuyên viên phun xăm để được tư vấn xử lý kịp thời. Trường hợp môi đã phục hồi, vảy môi đã bong tróc hoàn toàn thì nếu bạn có lỡ ăn rau muống thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến môi nên bạn cũng không cần phải lo lắng.
Các loại rau nên ăn và không nên ăn sau xăm môi
Các loại rau nên ăn
Như chúng ta đã biết chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng sau phun xăm môi. Chính vì vậy MediCare Clinic sẽ chia sẻ đến bạn các loại rau có thể ăn sau xăm môi.
- Cải bó xôi: Chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho việc phục hồi môi như: kẽm, sắt, vitamin, carotenoids lutein,…
- Bắp cải tím: Với lượng vitamin C dồi dào có trong bắp cải tím nên giúp kích thích tái tạo tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ môi trước các tác nhân gây hại.
- Rau cải xoăn: Các chất chống oxy hoá trong rau cải xoăn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, giúp da săn chắc và mịn màng hơn.
- Rau diếp cá: Ăn rau diếp cá sau xăm môi sẽ mang lại tác dụng chống sưng, viêm.
- Rau má: Rau má chứa nhiều chất saponin có vai trò trong việc tái tạo tế bào và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Lá tía tô: Ăn lá tía tô sau xăm môi sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn với làn da đang bị tổn thương.
Tham khảo thêm:
- Xăm môi ăn mít được không? Nếu lỡ ăn mít thì có sao không?
- Để tốt cho môi, sau xăm phun môi có được ăn đậu phụ không?
Các loại rau không nên ăn
Bên cạnh rau muống thì còn một số loại rau khác không nên ăn như sau:
- Rau rút: Tuy rau rút giàu canxi tốt cho cơ thể nhưng rất dễ làm cho vết thương bị sẹo lồi. Do đó không nên ăn rau rút sau xăm môi để tránh bị kích ứng và nhiễm trùng môi.
- Rau muối chua: Các loại rau muối chua tuy là một món ăn kèm giúp kích thích vị giác rất tốt. Nhưng hàm lượng natri cao có trong rau muối chua sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm chậm vết thương sau phun xăm môi. Do đó bạn nên tránh ăn loại thực phẩm này để không bị sẹo lồi hay sẹo lõm.
Vậy là bạn đã biết sau xăm môi ăn rau muống có sao không với những thông tin chi tiết nhất mà MediCare Clinic chia sẻ trong bài viết trên. Hãy lưu ý chế độ dinh dưỡng để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và lên màu sau xăm môi.