Thuốc ủ tê xăm môi có hại không? Rủi ro có thể gặp phải là gì?

Để tránh tình trạng đau nhức khi phun xăm môi thì các kỹ thuật viên sẽ thực hiện ủ tê cho khách hàng. Vậy thuốc ủ tê xăm môi có hại không? Vì sao nên ủ tê khi phun xăm môi? Những rủi ro có thể gặp phải khi ủ tê là gì? Hãy cùng MediCare Clinic tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Vì sao khi phun xăm môi cần phải ủ tê?

Xăm môi là phương pháp làm đẹp có xâm lấn nên thường gây đau đớn, đặc biệt với những vùng da có nhiều dây thần kinh như viền môi. Do đó trước khi thực hiện xăm môi thì các chuyên viên thường ủ tê cho khách hàng để làm giảm đau trong suốt quá trình xăm môi.

Trước khi xăm môi, thuốc tê sẽ được thoa lên môi khoảng 30 – 60 phút. Sau thời gian này thuốc tê phát huy tác dụng thì khách hàng không còn cảm thấy đau đớn khi phun xăm. 

thuốc ủ tê xăm môi có hại không

Các thành phần có trong thuốc ủ tê xăm môi

Thuốc tê là loại thuốc có tác dụng làm tê liệt tạm thời dây thần kinh ở vùng được bôi thuốc, từ đó làm giảm đau, nóng hay lạnh. Thuốc tê được sử dụng khi thực hiện các thủ thuật y tế, phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc nha khoa giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn.

Thành phần chính của thuốc ủ tê xăm môi gồm: hoạt chất gây tê Lidocaine, Procaine, Tetracaine,… giúp giảm đau. Ngoài ra thành phần Vasoconstrictors còn có khả năng làm co thành mạch, giúp ngăn ngừa chảy máu và nước mô.

Thuốc tê dạng gel, nước, kem là 3 loại phổ biến nhất hiện nay. Riêng với vùng môi thì thường sử dụng các loại thuốc tê như: Lightdep, thuốc tê miếng cho vùng môi, thuốc tê gel lạnh AS.

Tham khảo:

Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?

Thuốc ủ tê xăm môi là sản phẩm an toàn được FDA Hoa Kỳ kiểm chứng và chứng nhận được sử dụng trong y khoa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho khách hàng thì cần ủ tê đúng liều lượng và thực hiện đúng kỹ thuật. Ngoài ra, hãy đảm bảo sử dụng thuốc tê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa những thành phần gây hại cho da.

Những rủi ro có thể gặp phải khi dùng ủ tê

Thuốc ủ tê mang lại nhiều tác dụng như giảm đau và châm chích khi thực hiện phun xăm, giúp hạn chế chảy máu và nước mô trên môi. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, màu môi lên đẹp hơn và mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc ủ tê không đúng cách thì có thể gây ra một số rủi ro như:

  • Cháy tê: Cháy tê sau phun môi làm cho môi mất đi độ đàn hồi thông thường. Từ đó làm cho môi dễ bị rách sau phun, môi bị bợt, sau khi da bong thì sẽ không còn mực bám vào môi bữa.
  • Chai tê: Đây là một tình trạng do co thành mạch quá mức gây ra khi sử dụng thuốc tê quá mạnh hoặc lạm dụng thuốc tê. Khi bị chai tê, môi sẽ không bám màu dù cho kỹ thuật viên có sử dụng lực mạnh đến cỡ nào.
  • Co thành mạch quá mức: Khi sử dụng thuốc tê quá mạnh, thành mạch sẽ bị co quá mức làm cho môi không thể tiếp nhận mực phun. Lúc này kỹ thuật viên phải dùng lực mạnh hơn làm tác động sâu vào tầng trung bì và hạ bì để màu môi bám chặt hơn. Tuy nhiên khi thành mạch giãn nở trở lại thì môi bị chảy nhiều máu và nước mô tạo thành lớp vảy dày. Khi bong tróc sẽ kéo theo lớp mực làm cho môi không lên màu như mong đợi.
  • Môi bị sậm màu, kém thẩm mỹ: Môi sẽ bị thâm đen, sẫm màu khi bị cháy tê làm cho màu môi không còn tươi tắn như mong đợi.

Một số câu hỏi liên quan

Nên lựa chọn phun xăm môi ủ tê hay không?

Vậy là chúng ta đã biết được thuốc ủ tê xăm môi có hại không cũng như ưu nhược điểm của thuốc ủ tê thì nhiều người cũng băn khoăn rằng không biết có chọn ủ tê khi phun xăm hay không. Theo nhiều chuyên gia phun xăm, nếu bạn là người có da môi mỏng và không có khả năng chịu đau tốt thì nên ủ tê trước khi xăm môi. Còn với những ai có khả năng chịu đau giỏi và da môi dày thì có thể xăm môi mà không cần ủ tê.

Thuốc ủ tê có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào ghi nhận là các hoạt chất có trong thuốc ủ tê sẽ gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện tình trạng phản ứng dị ứng với thuốc làm cho bị hạ huyết áp, khó thở, sốc phản vệ,…Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Chính vì vậy mà mẹ bầu không nên thực hiện xăm môi trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hy vọng với những thông tin trên mà MediCare Clinic vừa chia sẻ sẽ giúp bạn biết được thuốc ủ tê xăm môi có hại không. Thuốc ủ tê xăm môi thực tế không gây hại cho sức khoẻ, tuy nhiên cần phải sử dụng đúng cách và liều lượng để tránh mang lại những rủi ro không đáng có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *